Thứ Sáu, 17 tháng 6, 2016

TRƯỚC KHI XÂY NHÀ – BẠN NÊN XEM BÀI VIẾT NÀY!

Bạn đã và đang lập kế hoạch xây nhà. Bạn đang phân vân không biết bắt đầu từ đâu, để thực hiện xây dựng căn nhà của bạn. Hàng loạt câu hỏi được đặt ra: Làm nhà bắt đầu phải làm gì trước? Làm nhà phải liên hệ với những ai? Chọn ai làm đối tác, để cùng phối hợp để làm nên ngôi nhà bạn?
Bạn tìm bạn bè, người thân để tham khảo, và bạn đang tìm kiếm thông tin online về xây dựng.
Chúc mừng Bạn đến với tiểu mục “Kinh nghiệm xây nhà – Hướng dẫn xây dựng tổ ấm” do công ty MORE design & constructions  sưu tầm và biên soạn. Thật là bổ ích, với cách trình bày tổng hợp, khái quát từng công việc sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn về thủ tục pháp lý, thiết kế, thi công xây dựng. Bạn sẽ có được một số kinh nghiệm xây nhà thật bổ ích.

ĐỂ XÂY MỘT NGÔI NHÀ NHƯ Ý, CẦN QUAN TÂM NHỮNG BƯỚC SAU:

+ BƯỚC 1 – XÁC ĐỊNH Ý TƯỞNG KIẾN TRÚC, NHU CẦU VÀ CÔNG NĂNG SỬ DỤNG

+ BƯỚC 2 – LÀM VIỆC VỚI KIẾN TRÚC SƯ

+ BƯỚC 3 – LÊN KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH

+ BƯỚC 4 – LỰA CHỌN VẬT LIỆU XÂY DỰNG

+ BƯỚC 5 – LỰA CHỌN NHÀ THẦU & GIÁM SÁT XÂY DỰNG

+ BƯỚC 6 – TÌM HIỂU TRÌNH TỰ THI CÔNG

+ BƯỚC 7 – TÌM HIỂU THỦ TỤC PHÁP LÝ

– GIẤY PHÉP XÂY DỰNG
Chủ đầu tư nên thi công theo đúng giấy phép xây dựng để tránh rắc rối như bị đình chỉ thi công, thậm chí bị cưỡng chế tháo dỡ và các khoản phạt khá nặng nề.
1 Chuẩn bị xây dựng:
– Bạn nên xem xét các yếu tố pháp lý liên quan đến ngôi nhà: Quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất. Quy hoạch về lộ giới, chiều cao, số tầng, khoảng lùi… trước khi thiết kế. kinh nghiệm xây nhà mới
– Vấn đề liên quan đến hàng xóm như nhà liên kế có vách chung, lối đi chung, cây xanh, hố ga thoát nước…
– Xin cấp giấy phép xây dựng. Sau khi được cấp giấy phép xây dựng, thông báo ngày khởi công với chính quyền địa phương (UBND phường) trước 07 ngày.
– Chủ đầu tư liên lạc với cơ quan điện lực, cấp nước di dời  đồng hồ điện, đồng hồ nước trước khi khởi công khoảng 1 tuần.
THỦ TỤC PHÁP LÝ: GIẤY PHÉP XÂY DỰNG
Bản vẽ liên quan đến pháp lý
·  Bản vẽ xin phép xây dựng
·  Bản vẽ hoàn công
Bản vẽ Phục vụ thi công:
·  Bản vẽ kiến trúc
·  Bản vẽ kết cấu
·  Bản vẽ thiết kế điện, nước (M&E)
2 Thực hiện xây dựng:
– Kiểm tra pháp lý của nhà thầu (Có chức năng  thiết kế, thi công hay không).
– Chủ đầu tư làm đơn & nộp chi phí sử dụng vỉa hè tại UBND quận (nếu đường có vỉa hè) để tập kết vật tư, máy móc phục vụ xây dựng.
– Đăng ký tạm trú cho công nhân ở lại công trình (nếu có) để tránh bị gián đoạn thi công bởi những lý do vớ vẩn nhất mà có thể tránh.
– Phối hợp cùng nhà thầu, giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến vệ sinh, an toàn, che chắn công trình
– Phối hợp cùng nhà thầu, thanh tra xây dựng kiểm tra việc thực hiện có đúng giấy phép hay không trong quá trình thi công.
– Nhà thầu chịu trách nhiệm mua bảo hiểm tai nạn lao động. CĐT chịu trách nhiệm mua bảo hiểm công trình (nếu thấy cần thiết).
– HOÀN CÔNG XÂY DỰNG
Sau một chặng đường vượt qua bao khó khăn, vất vả trong quá trình làm nhà. Cấp phép xây dựng là viên đá đầu tiên, hoàn công là viên đá cuối cùng trên con đường đi đầy chông gai nhưng cũng vô cùng vinh quang và hãnh diện. Tổ ấm đã hoàn thành. Mơ ước về ngôi nhà đẹp đã thành công tốt đẹp.
Các bước thực hiện:
– Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật. thiet ke khach san
– Bước 2: Nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân quận (trong giờ hành chính từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần)
– Bước 3 : Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân quận  (trong giờ hành chính từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần)
  • Trước hết, bạn cần nắm vững quá trình làm nhà thường trải qua các giai đoạn sau: Giai đoạn chuẩn bị, thời gian này bạn chuẩn bị tất cả các yếu tố cần thiết liên quan đến đất đai, thủ tục giấy tờ và chọn lựa kiểu cách, vật liệu cho phù hợp. Bạn cũng cần xem xét mảnh đất của bạn liệu có đầy đủ cơ sở pháp lý để xây dựng mà không bị các cơ quan chức năng đến “thăm hỏi”? Khu vực bạn xây nhà có những quy định gì về chiều cao, độ vươn ra cho phép (ban công) hay mật độ xây dựng (có phải để lại một phần đất làm sân)? Bạn sẽ làm việc với đội thầu theo hình thức nào, khoán gọn “chìa khóa trao tay”, khoán từng phần, hay khoán riêng nhân công, chủ lo vật liệu.
  • Giai đoạn thi công, là thời gian tiến hành xây dựng công trình. Khi bạn chuẩn bị kỹ, lúc này mọi việc cứ “tuần tự như tiến”. Nhưng nếu bạn chưa có kinh nghiệm, hoặc bắt tay vào với quan niệm “việc đến đâu lo đến đó” mà lại trực tiếp điều hành nhiều phần việc thì sau khi xây nhà xong, bạn sẽ cảm thấy cái giá phải trả quả là quá đắt!
  • Giai đoạn hoàn thiện, thường là lúc mà bạn vất vả nhất. Mọi thứ vật liệu trang trí, như gạch lát nền, ốp tường, màu sơn, tay vịn, lan can…đều do bạn đích thân lựa chọn. Bạn sẽ dạo qua một thị trường muôn màu muôn vẻ các loại vật liệu quá sức đa dạng của vô số chủng loại, giá cả biến động đến chóng mặt. Bạn phải thanh quyết toán việc xây dựng công trình với nhiều loại đội thầu khác nhau.

Công ty xây dựng nhà trọ

Kinh nghiệm xây nhà

Hôm nay nhân ngày đẹp zời, em có chút kinh nghiệm về thi công xây dựng muốn chia sẻ cho các cụ, để các cụ hiểu sâu hơn về việc xây dựng nhà.

Bản vẽ thiết kế:
Tại sao phải cần bản vẽ thiết kế?
- Bản vẽ thiết kế rất quan trọng, nó định hình căn nhà, kích thước, kiểu xây, cách bố trí sắp xếp đồ đạc trong nhà... , quan trọng không kém đấy là phần kết cấu ngôi nhà, nó như khung xương và bàn chân của con người vậy, kết cấu của ngôi nhà quyết định độ bền vững của ngôi nhà, bên cạnh đấy, bản vẽ thiết kế còn theo công trình lâu dài khi sau này, muốn sửa chữa, cải tạo, nâng cấp ngôi nhà được dễ dàng hơn (nhất là hệ thống ngầm như điện, nước..).Xu hướng bây giờ mọi người thường để không gian thông thoáng từ trước ra sau, hạn chế những bức tường ngăn khiến cho ngôi nhà rộng rãi hơn, thoáng đãng hơn, nhiều ánh sang hơn. Bố trí ánh sáng, không gian như thế nào là do người KTS, điều này thì mỗi KTS có 01 phong cách khác nhau nên khó có thể nói ai hơn ai được.

- Bản vẽ thiết kế cũng rất quan trọng, vì qua đấy, chủ nhà và nhà thầu có thể tính toán, theo dõi chi tiết được khối lượng vật tư được sử dụng vào ngôi nhà, cũng như khối lượng công việc phát sinh tăng giảm trong quá trình xây dựng.

1- Phần Móng:

- Tùy thuộc vào quan điểm định nghĩa của mỗi người, riêng tôi quan niệm phần móng là bàn chân con người, là cái gốc cây, với gốc khỏe, cây mới lớn và đứng vững được, con người chỉ có thể đi lại tốt trên đôi bàn chân nếu đôi bàn chân đấy khỏe

- Vậy cũng giống như móng căn nhà, cần phải có ông thiết kế và tính toán phần móng, thép như thế nào, bê tông ra làm sao, chiều cao móng, chiều sâu đặt móng như thế nào.

- Tùy thuộc vào từng nền đất, chiều cao căn nhà mà có các loại móng khác nhau cho căn nhà. Vào nền đất yếu thì có các phương án xử lý nền móng khác nhau: cọc tre, cọc cừ, cọc bê tông 25x25, 30x30… Không phải nhà thầu thi công nào hay tổ đội nào cũng có những kiến thức về xử lý nền móng, vì vậy chủ nhà nên tham khảo thật kỹ trước khi đưa ra quyết định xử lý móng như thế nào.

- Về kỹ thuật thi công:

Các công việc phần móng:

+ Đào đất hố móng

+ San sửa nền hố móng bằng thủ công (Đập đầu cọc nếu có ép cọc)

+ Đổ bê tông lót móng, lót nền vệ sinh, bể nước,..

+ Gia công lắp dựng cốt thép đáy móng, cốt thép giằng móng, cốt thép cột chờ, cốt thép đáy bể nước (dầm đáy bể nước nếu có)

+ Gia công lắp dựng ván khuôn đáy móng, ván khuôn giằng móng, cổ cột, đáy, dầm đáy bể nước…

+ Đổ bê tông đáy móng, giằng móng, cột, đáy bể, dầm đáy bể

+ Xây tường móng, tường bể…

+ Trát tường bể nước, bể phốt… chống bể nước, bể phốt.

Trong các công việc về phần móng, chủ nhà nên chú ý kỹ thuật gì?

+ Đầu tiên phải nói đến kỹ thuật đan thép, đơn giản lắm nhưng cũng phức tạp với ai không biết.

Khi các nhà thầu hay các tổ đội vào thi công, họ đều tư vấn cách đan thép, nhưng có 1 lưu ý nhỏ, nối thép, mối nói phải sole với nhau, chiều dài nối thép là 3D, ví dụ: thép móng là thép D18, vậy chiều dài mối nối là 54cm, các phần gia cường lực tại các vị trí giữa dầm cột ra sao, bụng dầm móng thế nào.

+ Bê tông: yêu cầu đầm kỹ, đầm chặt khi đổ bê tông, không các bọt khí còn lại trong bê tông, gây hiện tượng rỗ mặt bê tông, khiến nước và các hợp chất khác có trong đất và nước chạy vào trong, ăn mòn thép theo thời gian gây yếu kết cấu móng của công trình. Sau khi đổ bê tông xong, mặt bê tông se lại, yêu cầu tưới nước bảo dưỡng bê tông liên tục, đảm bảo độ ẩm bề mặt bê tông để bê tông đạt cường độ tốt nhất, trong 7 ngày đầu tiên, bê tông đạt được 75- 80% cường độ thiết kế, vì vậy trong thời gian ninh kết bê tông, không nên làm các công tác thi công nặng quá ảnh hưởng đến độ ninh kết của bê tông. Độ phủ bê tông cũng rất quan trọng, yêu cầu với các cấu kiện dầm độ phủ bê tông từ 2-3cm nhé, độ phủ bê tông chính là lớp bảo vệ cốt thép nhé.

+ Công tác ván khuôn, chính là công tác tạo hình, kiến trúc cho phần móng, vì vậy, khi thi công tránh hiện tượng phình cốt pha, vừa gây lãng phí bê tông, vừa mất mỹ quan thẩm mỹ. nhà thép tiền chế

+ Trước khi đổ bê tông, chú ý làm sạch mặt bê tông lót, tránh các tạp chất lẫn vào bê tông làm ảnh hưởng đến cường độ chịu lực của kết cấu

+ Xây bể: Với bể nước ngầm bạn nên xây tường 200, gạch đặc, trát 02 mặt, đánh bong chống thấm, tránh hiện tượng thẩm thấu từ ngoài vào làm ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt, tránh càng xa bể phốt và các công trình thoát nước bẩn càng tốt, với bể phốt, chủ nhà có thể xây tường gạch đặc, tường 110, trát và chống thấm kỹ, tránh bể phốt ngấm ra, ô nhiễm các phần đất xung quanh, ảnh hưởng đến nước sinh hoạt của gia đình sử dụng sau này.

Nhiều người cho rằng không cần bận tâm đến thời điểm làm nhà. Khi nào người chủ có tiền đầu tư, có đất trong tay, là lúc ấy thích hợp, chứ còn sao nữa? Chẳng phải là người duy tâm, nhưng xin bạn đừng coi thường việc tính toán thời điểm khởi công công trìnhNhiều người cho rằng không cần bận tâm đến thời điểm làm nhà. Khi nào người chủ có tiền đầu tư, có đất trong tay, là lúc ấy thích hợp, chứ còn sao nữa? Chẳng phải là người duy tâm, nhưng xin bạn đừng coi thường việc tính toán thời điểm khởi công công trình. Thời điểm ấy phải phù hợp với bạn, nếu không… coi chừng đấy!

Trên thực tế, nhiều người hầu như chưa có khái niệm gì về xây nhà đã vội vã lao vào. Mọi việc cứ theo một guồng quay, nhưng càng quay, người chủ càng thấy thấm mệt và tự trách mình không chuẩn bị kỹ. Thật là “sự đời ai có qua cầu mới hay!”.

Công ty xây dựng nhà